Vnindex 28/06/2013 - Chào tháng 07



Thị trường CK Việt nam đã sụt giảm từ đỉnh ngắn hạn 540 về vùng hỗ trợ (467-472) tại mức fibo 38.2% và đường support. Ngày 26/06 Vnindex tạo 1 pin bar insider bar cho thấy vùng này đang là mức hỗ trợ tương đối tốt với thị trường. Tuy nhiên dấu hiệu tiêu cực là thị trường đang giao dịch với KLGD nhỏ.
 Tuần tới Vnindex sẽ đối mặt với vùng kháng cự tôi cho rằng tương đối mạnh từ 490 đến 497. Tôi thiên về khả năng thị trường sẽ giảm khi lên tới vùng này. Trong trường hợp Vnindex bứt phá qua vùng 500 thì viễn cảnh tươi sáng sẽ đến và cơ hội lớn với các nhà đầu tư. 
Chiến lược giao dịch:
Nếu bạn đang có cổ phiếu thì nên canh ra ở vùng kháng cự. Trong trường hợp thị trường tăng qua vùng kháng cự thì có cơ hội mua lại sau.
Nếu bạn đang cầm tiền thì hãy kiên nhẫn. Đừng vì 1 phiên tăng, giảm mà "táy máy".:)





Read More Add your Comment 0 nhận xét


Target reach. :)



Vàng đã đạt đến target của mô hình. chờ đợi xem tiếp theo thế nào nào.



Read More Add your Comment 0 nhận xét


Update Vnindex 25/06/2013



Update Vnindex 25/06/2013


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Gold weekly VS Vnindex 2007



Gold

Vnindex 2007



Read More Add your Comment 1 nhận xét


Xu Thế trong PTKT.



Nội dung tiếp theo tôi muốn giới thiệu với mọi người đó là XU THẾ.
Bất kể người nào nếu dùng ptkt để giao dịch cũng thấm nhuần câu "XU THẾ LÀ BẠN" (Trend is your friend). Tuy nhiên xu thế là gì? Có những xu thế nào? 1 xu thế bị phá vỡ khi nào? đó là những câu hỏi cần được giải đáp.

Hướng của xu thế

Như phần trên tôi đã đề cập giá dịch chuyển trong khung giá được cấu tạo bởi những kháng cự/hỗ trợ. Và những điểm SH, SL này tạo thành xu thế, có thể là Up Trend, Down Trend hay sideways (giá dịch chuyển trong khung giá).

Uptrend
Xu hướng tăng bao gồm 1 chuỗi lặp đi lặp lại của:

1. Một đợt tăng giá
2. Một điểm swing high
3. Một đợt giảm giá pullback.
4. và 1 điểm swing low.

Tuy nhiên một vài tính chất quan trọng để hình thành nên xu thế tăng là:

1. Đợt tăng giá sẽ mạnh hơn đợt giảm giá pullback.
2. Các đợt tăng giá sẽ phá vỡ những đỉnh tăng giá trước đó tạo nên những mức đỉnh cao hơn
3. Các đợt giảm giá pullback sẽ không phá vỡ đáy trước đó.
Kết quả biểu hiện bằng 1 xu thế với các đỉnh mới cao hơn, đáy mới cao hơn.


Uptrend đối với EU


Một uptrend bị phá vỡ khi nào?

Một uptrend bị phá vỡ khi giá break mức Swing low dẫn đến mức cao nhất của trend đó.



Nếu giá không phá vỡ mức swing low dẫn đến mức cao nhất của trend điều đó chỉ có thể đó là 1 đợt điều chỉnh phức tạp hơn là 1 một sự đảo chiều.











Xu hướng tăng - Từ góc nhìn của cung và cầu và quyết định Trader

Vùng hỗ trợ đã được hình thành bởi các trader, bởi một lý do nào đó, cho rằng mức swing low là vùng mua tốt, Do đó những lệnh MUA sẽ được thực hiện và bullish sentiment tăng lên làm giá tăng. Giá tiếp tục tăng bởi cầu > cung. Những traders tiếp tục ra quyết định mua và vẫn sẵn sàng mua khi giá tăng để tham gia thị trường, đẩy giá lên mức cao mới. Tại một và iđiểm nào đó, những người BUY ngắn hạn sẽ chốt lời, và những người short mới bị hấp dẫn bởi việc giá đã tăng cao đã thực hiện lệnh SHORT. Điều này làm cho áp lực BÁN tăng vượt áp lực MUA và tạo nên mô hình đỉnh, vùng kháng cự của xu thế, được hình thành như là 1 swing high. Khi giá giảm ở dưới mức swing high sẽ hấp dẫn thêm những lệnh bán, cộng thêm với việc có thêm nhiều người Long ngắn hạn chốt lời (họ nhận ra vùng kháng cự bởi swing high)
Giá pullback bởi vì áp lực bán tạm thời vượt qua áp lực mua đẩy giá giảm xuống thấp hơn. Các traders ra quyết định bán và sẵn sàng bán ở mức giá thấp hơn. Điều này không hoàn toàn là 1 chỉ báo cho sự đảo chiều của xu thế. Giá thấp hơn tuy nhiên áp lực bán không đủ mạnh để có theer break qua điểm swing low trước đó (điều cần thiết để xác định xu thế bị phá vỡ). Thay vào đó, mức giá thấp này lại hấp dẫn thêm nhiều người mua, đủ để vượt áp lực bán và làm cho đợt Pullback dừng lại. sentiment lúc này lại trở lại thành BULLISH và thêm nhiều người vào lệnh MUA, cộng với nhiều người short sẽ đóng lệnh khi nhận thấy đợt giảm giá chỉ đơn thuần là điều chỉnh chứ không phải là đảo chiều của trend. Và khu vực hỗ trợ mới được hình thành với mức swing low cao hơn. BULLISH Sentiment một lần nữa lại đẩy giá tiếp tục tăng cao từ vùng swing low mới và quá trình cứ thế tiếp diễn.
Một điều thú vị, áp lực MUA trong 1 uptrend thường không chỉ phải bởi những quyết định MUA mới. Hãy nhớ răng, mỗi giao dịch bao giờ cũng liên quan đến 2 phía MUA và BÁn, giá dịch chuyển là kết quả của sự chênh lệch MUA BÁN bởi quyết định của traders. Nhiều áp lực MUA đến từ những lệnh SHORT (những người cố gắng dò đỉnh) khi họ đóng trạng thái lệnh lỗ của mình.
Xem xét tâm lý và quá trình suy nghĩ của phần lớn traders (những người thường xuyên bị lỗ). Sau khi thất bại trong việc xác định xu thế tăng họ nhìn thấy giá tiếp tục tăng, những người này sẽ phát sinh những ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực (hối hận, giận dữ và muốn trả thù Với ý nghĩ trong đầu là giá không thể tăng mãi được, họ sẽ vào lệnh SHORT ngay tín hiệu đầu tiên của mức kháng cự tiềm năng, hi vọng sẽ "mò được đỉnh". Tuy nhiên thường thì họ sai, đó chỉ là 1 đợt điều chỉnh của một xu thế tăng tiếp tục.
Một phần rất lớn của áp lực MUA trong uptrend đến từ việc những người short cover lại lệnh của họ. Và trong nhiều khía cạnh, một xu thế lên thường đường gia tốc bởi những người thua cuộc đứng ở phía bên kia chiến tuyến với tâm lý Bearish.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


EU Daily 26/06/2013



EU  hiện đang giao dịch ngay mức nhạy cảm ở ngay tại MA200 trên đồ thị Daily. xu hướng tăng giảm vẫn đang 5-5. Nếu cân nến daily này đóng trên đường MA200 thì có thể xem xét LONG, trong trường hợp break xuống dưới thì chỉ có Short.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Update Gold Daily - 26/06/2013



Trên đồ thì của Gold Daily có thể thấy mô hình cup and handle úp ngược. Điều này cho thấy xu thế giảm của gold vẫn còn tiếp diễn, target cho đợt giảm này ở vùng 1197.
Chiến thuật canh cao để SHORT



Read More Add your Comment 0 nhận xét


Update chứng vịt



Cập nhật chứng vịt





Read More Add your Comment 0 nhận xét


Price Action Trading (P2)



Tại sao giá lại dịch chuyển.
Có nhiều ý kiến cho câu hỏi này, nhưng đơn giản là nó đều là do cung cầu. Còn cung cầu như thế nào chúng ta sẽ tiếp tục đề cập sau.
1. Gía sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung và khi những người mua sẵn sàng trả giá cao hơn.
- giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi hết người mua, hoặc đến khi cung tăng đủ lớn và lấn át cầu. (Giá càng tăng thì số lượng cung sẵn sàng bán cũng sẽ tăng thêm.)
Ngược lại:
2. Giá sẽ giảm khi cung lớn hơn cầu và khi những người bán sẵn sàng bán ở mức giá thấp hơn.
- Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi số lượng người bán không còn, hoặc khi cầu tăng đủ mạnh để lấn át cung.
Tóm lại: Giá dịch chuyển là kết quả của sự mất cân bằng cung/cầu. Mà sự mất cân bằng cung/cầu được tạo ra bởi ý thức sẵn sàng giao dịch của các traders.

Có nhiều người tham gia thị trường, có người sử dụng phân tích cơ bản, có người sử dụng ptkt, thậm chí có người còn sử dụng chiêm tinh hay bói toán để giao dịch. Điều đó không quan trọng, quan trọng là tất cả đều là sự ra quyết định của những người tham gia.. Giá sẽ không dịch chuyển bởi yếu tố cơ bản hay kỹ thuật. Mà mỗi cá nhân tham gia sẽ đưa ra quyết định của mình về việc mua hay bán tại từng thời điểm, tổng tất cả những quyết định mua/bán của những người tham gia thị trường sẽ hình thành nên sentiment của đám đông (có thể là bullish hoặc bearish) và điều này sẽ làm giá chuyển động.
Trong thị trường CK: Có nhiều cổ phiếu "rất tốt" trên phương diện PTCB nhưng giá vẫn có thể giảm nếu sentiment của đám đông đối với nó là bearish. và ngược lại có những cổ phiếu "lỡm" vẫn có thể tăng giá nếu sentiment của đám đông đối với nó là bullish.

Tóm lại:Giá dịch chuyển là kết quả từ sentiment của tất cả traders tham gia thị trường (bullish hay bearish) và quan trọng hơn là quyết định giao dịch của họ (Buy hay SELL).
Có những traders mặc dù bullish nhưng vẫn có thể đặt lệnh SELL và ngược lại. cho nên quyết định giao dịch của họ là quan trọng nhất làm giá dịch chuyển.

Do đó để có thể thành công chúng ta cần phải phân tích sự dịch chuyển của giá dựa vào quan điểm của các thành phần tham gia thị trường và ngược lại sự dịch chuyển của giá ảnh hưởng lại quyết định giao dịch của mỗi thành phần như thế nào.

Ví dụ 2 hình dưới đây

HÌnh 1: Breakout Pullback



Tại điểm A, những người tâm lý BEARS sẽ BÁN dựa vào phân tích và mong muốn rằng giá sẽ tiếp tục giảm sau khi break out.
Tại điểm B, những người BULLS mua thì hi vọng rằng ngưỡng hỗ trợ sẽ tiếp tục được giữ vững. Tuy nhiên những người này sẽ trở nên sợ hãi khi lệnh mua vào trạng thái lỗ, thị trường chạy ngược lại hướng họ phán đoán. Giá giảm và nhiều khả năng sẽ kích hoạt stoploss của các lệnh BUY này, làm áp lực bán tăng lên -> Giá thậm chí sẽ giảm thấp hơn.
Tại điểm C, đừng chỉ nhìn là 1 điểm Swing low. mà thay vào đó hãy nhìn theo hướng, những traders ngắn hạn đã short lúc breakout bắt đầu cover lệnh short. Điều này sẽ làm tăng áp lực MUA-> giá sẽ giảm chậm lại. Tại thời điểm này có những người sẵn sàng BUY với hi vọng breakout tại điểm A failed. Những quyết định này, cùng với kết quả là những lệnh BUY làm chênh lệnh cung/cầu sang phía BULL và làm giá hồi lại. 
Tại điểm D: Nhiều traders bỏ lỡ cơ hội short đầu tiên khi giá breakout, sẽ nhiệt tình BÁN khi có cơ hội thứ 2 để short, hoặc có những người đã short tại điểm A quyết định gia tăng lệnh short của họ -> Áp lực BÁN sẽ tăng lên. Những người mua ở vùng B, nếu chưa stoploss trước đó chịu đựng tâm lý thua lỗ từ điểm C khi giá hồi lên gần giá mua họ sẵn sàng bán để giảm lỗ điều này cũng làm Áp lực Bán tăng lên. 
Ngoài ra những người trader ngắn hạn thông minh đã mua vào ở điểm C take profit -> áp lực bán cũng sẽ tăng lên.
Những áp lực bán này làm giá giảm lại từ điểm D, những người mua ở điểm C (với hi vọng breakout failed và xu thế giảm đảo chiều) chưa take profit nhận thấy rằng khả năng breakout failed là không xảy ra và họ đang bị kẹt ở trạng thái MUA vì thế họ sẵn sàng bán -> Áp lực Bán lại gia tăng.

Tất cả những quyết định này làm áp lực BÁN tăng lên, bearish sentiment cũng tăng lên và do đó GIÁ TIẾP TỤC GIẢM


HÌnh 2: Trend Pullback



Hình 2 mọi người có thể tự phân tích theo hướng như hình 1 tại các điểm A, B, C

Kết luận:
Khi nhìn vào một biểu đồ, đừng chỉ nhìn đó là sự chuyển dịch của giá, mà hãy xem đó là những hành động của traders với nền tảng là sự tham lam và sợ hãi, cùng với những giới hạn về nhận thức, những thành kiến ảnh hưởng đến quyết định của họ.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Price Action Trading (P1)



Phần mở đầu:

Nói đến PA trên thế giới chắc có 2 cái tên nổi tiếng nhất là James16 và Nial Fuller. Tôi thì đọc mỗi nơi một tí, ko theo trường phái của ông nào rõ rệt.

Vậy thế nào là PA?
Giao dịch theo phương pháp PA nói tóm gọn lại là mọi quyết định của traders chỉ dựa trên biểu đồ giá thuần túy. Không sử dụng indicators nào.(thi thoảng có thể sử dụng các đường MA đóng vai trò là kháng cự và hỗ trợ).
Bởi vì mọi thông tin đều phản ảnh bởi giá bằng cách này hay cách khác, do đó chỉ cần đồ thị giá cũng có thể cung cấp cho các traders một cái nhìn tổng quát về thị trường. Từ đó có thể đưa ra những quyết định "hợp lý" cho việc trading của mình.

Chart của phương pháp PA chỉ đơn giản như thế này.


Tuy nhiên mọi thứ càng đơn giản thì sử dụng lại càng phức tạp 8-x


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

Our Partners

© 2010 Trade like a sniper! All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info